Trường Mầm non Diễn Thành - Diễn Châu - Nghệ An

http://mamnondienthanh.dienchau.edu.vn


Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm học 2024-2025

 
PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON DIỄN THÀNH
 

Số:    /QĐ-MNTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

Diễn Thành, ngày 05 tháng 09 năm 2024
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc: Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm học 2024-2025
Tại Trường Mầm non Diễn Thành
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON DIỄN THÀNH
            
Căn cứ Thông tư số: 52/2020/ TT- BGD & ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Thông tư ban hành điều lệ trường Mầm non;
Căn cứ luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH/QH13 ngày 25/06/2015;
         Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 12/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
Căn cứ Nghị định 151/2017/NĐ- CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; 
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Quyết định 50/2017/QĐ- TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Nghệ An Quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An Quyết định về việc công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn Tỉnh Nghệ an;
Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT- BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư 48/2011/TT-BGD&ĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo Dục về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non;
Căn cứ thông tư 08/2016/TT – BGD ĐT ngày 28/03/2016 của Bộ GD & ĐT quy định về chế độ giảm định mức dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn trong các CSGD công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Viêt Nam, chi tiêu  tổ chức các hội nghị, Hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
Căn cứ Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT- BTC-BGDĐT ngày 27/8/2014 của Liên BTC, Bộ GD & ĐT “Hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên”;
Căn cứ Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
Căn cứ quyết định số 41/QĐ-TC.KH ngày 03 tháng 01 năm 2023 của UBND huyện Diễn Châu về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 cho Trường Mầm Non Diễn Thành;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; 
Căn cứ Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 của UBND huyện Diễn Châu về việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các  cơ quan quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị Định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính Phủ về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí  đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào;
Căn cứ theo quy định tại mục 2, khoản 2, điều 2 nghị quyết số 31/2020/NQQ-HĐND ngày 13/12/2020 của hội đồng nhân dân Tỉnh Nghệ an;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 14/07/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An quy định mức về nội dung, mức chi để tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực GD & ĐT trên địa bàn Tỉnh Nghệ an; 
Căn cứ Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 14/07/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An quy định mức thu học phí trong các cơ sở GD công lập; 
 Căn cứ Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 14/07/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An  sửa đổi, bổ sung điều 2, NQ 31/2020 ngày 13/12/2020 của HĐND Tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 14/07/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An  Quy định chính sách hỗ trợ GVMN đã ký HĐLĐ theo quy định tại NĐ số 06/2018/NĐ-CP;
Căn cứ các văn bản về quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của Nhà nước.
Căn cứ vào các khoản thu tại đơn vị theo quy định.
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
Điều 1. Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ năm học 2024-2025 của trường Mầm Non Diễn Thành, gồm các điều theo quy chế chi tiêu nội bộ đính kèm.
Điều 2. Quy chế này được thực hiện hàng năm và được điều chỉnh cho phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước, áp dụng năm học 2024-2025.
Điều 3. Quy chế được phổ biến đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị trường Mầm Non Diễn Thành và chịu trách nhiệm thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ này.
 
Nơi nhận:
- Phòng TC-KH;
- Phòng GD&ĐT;
- Phòng GD KBNN;   
- Lưu VP, kế toán.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Trương Thị Thu
 
 
 
 

PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON  DIỄN THÀNH
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
 
 
QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM  HỌC 2024-2025
 (Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ - MNDT, ngày 05 tháng 09 năm 2024
 của Hiệu trưởng Trường Mầm non Diễn Thành )
 
                                                   Chương I                           
                                  NGUYÊN QUY ĐỊNH CHUNG
                                                          
Điều 1: Quy chế Chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thống nhất trong trường nhằm mục đích. 
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị.
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi.
- Thực hiện công khai, dân chủ theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 2: Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm những nội dung thu, chi theo quy định của Nhà nước và đặc thù của nhà trường đảm bảo.
- Những chế độ, tiêu chuẩn, nội dung chi phải đảm bảo cân đối tuân thủ theo đúng nguyên tắc nội dung qui định và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước hiện hành.
- Tổng mức chi cả năm không vượt quá dự toán chi hàng năm được UBND huyện phê duyệt và các khoản thu học phí, lệ phí được để lại đơn vị, cũng như các khoản thu hợp pháp khác của nhà trường.
- Định mức chi tiêu không vượt quá chế độ hiện hành quy định hiện hành.
- Chế độ chi tiêu, quản lý sử dụng tài sản công phù hợp với hoạt động của trường.
- Quy định về chế độ tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
Điều 3: Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ và gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên và các bộ phận liên quan.
- Quy chế có sự tham gia ý kiến của tổ chức Công đoàn nhà trường, dân chủ, công khai hoá trong cán bộ, công chức, viên chức. 
Điều 4: Tất cả các khoản thu, chi được quản lý và phản ánh trên sổ sách kế toán của Nhà trường.
- Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, phải đảm bảo có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
Điều 5: Trong trường hợp  phát sinh thêm loại hình thu sự nghiệp thì tùy vào tình hình thực tế để Hiệu trưởng quyết định mức chi, thảo luận công khai và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ.
- Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng  quy chế chi tiêu nội bộ, đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Hiệu trưởng nhà trường được quyết định mức chi bằng hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước quy định.
Điều 6: Quy định về các hoạt động, các khoản chi thực hiện theo quy định chung của Nhà nước: Kinh phí thực hiện đột xuất, kinh phí tinh giản biên chế, ...
- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động đơn vị trong phạm vi xây dựng cơ chế chi tiêu nội bộ nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì Hiệu trưởng nhà trường có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính cho phép của đơn vị .
Điều 7: Phạm vi các khoản chi
- Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra.
 
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI NỘI BỘ
I. NỘI DUNG CHI TỪ CÁC NGUỒN KINH PHÍ
Điều 8: Các nội dung chi cho hoạt động thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước cấp.
Nguồn NSNN cấp hàng năm theo QĐ số: 40/QĐ-UBND ngày 05/01/2024 số tiền: 6.564.460đồng chi gồm:
1. Chi lương, hợp đồng, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi
2. Chi thưởng cán bộ, giáo viên
3. Chi học bổng, trợ cấp, khuyến khích học tập
4. Chi quản lý hành chính
5. Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập
6. Chi hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi…
7.Chi khác: Tiếp khách, hội nghị, lễ, ...
8. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên….
9.Chi bổ sung hoạt động các quỹ
10.Chi trích trích lập các quỹ, ...
Điều 9: Các nội dung chi từ nguồn thu sự nghiệp 
* Thu học phí:
1, Chi 40% thực hiện cải cách tiền lương CBGVCNV, hợp đồng.
2. Chi tăng cường cơ sở vật chất
3. Chi hoạt động chuyên môn, lễ hội, hội nghị….
4. Chi bổ sung hoạt động các quỹ
5. Chi hỗ trợ công tác quản lý, người lao động, giảng dạy, phục vụ giảng dạy, làm thêm giờ, ...
6. Chi trích trích lập các quỹ, ...
II. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP
Điều 10: Nguyên tắc chung:
I, Đối với cán bộ, giáo viên:
1,  Quy định chung.
1.1, Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trong biên chế hưởng lương NSNN nếu thực hiện đủ ngày công đều được trả lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi, đóng bảo hiểm  hàng tháng theo đúng ngạch bậc, chức vụ theo đúng quy định của nhà nước.
         1.2, Cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ việc ngoài quy định đều phải trừ tiền lương theo quy định. Nếu nghỉ ốm phải có giấy của bệnh viện và được được hưởng lương BHXH khi CB, GV, NV có đầy đủ hồ sơ nghỉ theo chế độ quy định.
           1.3, Quy định các ngày nghỉ và chế độ:
- Các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ Luật Lao động và quy định của ngành.
- CBGVNV được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
+  Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
- Giáo viên nghỉ sinh có thời gian nghỉ sinh trùng với thời gian hè thì được nghỉ hằng năm theo điều 111  và điều 112 của Bộ luật lao động.
- Các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan Quyết định, công đoàn có thể hỗ trợ cho nhau theo quy định đã được thống nhất trong công đoàn.
1.4, Chế độ đi học nâng cao trình độ:
-  Nhà trường luôn tạo điều kiện cho CBGVNV đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .
 - Học dài hạn trên 3 tháng: Được nhận lương hàng tháng, không được hưởng PC ưu đãi.
 - Học ngắn hạn dưới 3 tháng: Được nhận lương và các khoản phụ cấp hàng tháng .
1.5, Chế độ giảm định mức giờ dạy cho các chức danh kiêm nhiệm :
* Chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên làm công tác công đoàn:
Thực hiện Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT, ngày 28  tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
a) Giáo viên làm công tác kiêm nhiệm là chủ tịch công đoàn  được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học). 
b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn (UVBCH) được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).
Căn cứ vào thực tế công việc của Công đoàn ở từng thời điểm, Chủ tịch công đoàn, UVBCH công đoàn xây dựng lịch công tác, báo cáo với Hiệu trưởng để chuyên môn có trách nhiệm bố trí giáo viên đứng lớp thay thế để  giáo viên giữ các chức danh kiêm nhiệm quy định tại khoản a, b ở trên được trừ giờ đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm.
* Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm khác:
Thực hiện theo Thông tư 48/2011/TT-BGD&ĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo  về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.
  1. Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư đoàn Thanh niên, trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần ( Tại nhà trường áp dụng: 1 tháng được giảm 1 ngày ).
  2.  Giáo viên kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn được giảm 3 giờ dạy/tuần (Tại nhà trường áp dụng: 1 tháng được giảm 1,5 ngày ).
* Mỗi giáo viên không kiêm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm..
Nhà trường sẽ sắp xếp hỗ trợ giờ dạy cho các đồng chí làm công tác kiêm nhiệm để các đồng chí có thời gian hoàn thành hồ sơ sổ sách. Trong điều kiện không bố trí sắp xếp được thì sẽ tính thừa giờ cho các cá nhân liên quan theo định mức.
         * Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần ( tương đương mỗi ngày được giảm 1 giờ ).
2, Chi thanh toán cho CB GVCNV:
2.1, Thanh toán tiền lương, tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng ( Mục: 6000, 6050 ).
Đảm bảo chi trả các mức lương và các khoản phụ cấp theo qui định Nhà nước hiện hành cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong biên chế và hợp đồng.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang;
Căn cứ nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo;
Căn cứ thông tư 08/2013/TT- BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nôi vụ hướng dẫn nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động;
Căn cứ công văn số 1712/SGDĐT-TCCB ngày 16/10/2018 về việc hướng dẫn hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở giáo dục công lập;
Căn cứ công văn số 835/PGDĐT ngày 18/10/2018 về việc hướng dẫn hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở giáo dục công lập.
* Nguồn kinh phí để chi: Bao gồm Nguồn NSNN cấp và 40% nguồn thu học phí của đơn vị để chi trả.
2.2, Thanh toán các khoản phụ cấp lương ( Mục 6100):
Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BVN ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục (TM 6101).
Căn cứ Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 Thông tư hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, vị trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.( TM 6113)
Căn cứ Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 Nghị định quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập.( TM 6112)
Căn cứ Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, Căn cứ nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo  (TM 6115).
Căn cứ Thông tư liên tịch số 68/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BNv ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức (TM 6115).
Thực hiên việc chi trả lương, các phụ cấp lương bắt đầu từ 01 đến ngày 20 hàng tháng, chứng từ kèm theo bảng thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích nộp theo lương.
Trường hợp đặc biệt do hiệu trưởng quyết định.
* Nguồn kinh phí để chi: Bao gồm Nguồn NSNN cấp và 40% nguồn thu học phí của đơn vị để chi trả.
II. Đối với hợp đồng lao động:
- Nhà trường thanh toán cho GV HĐLĐ theo NQ số: 16/2022/NQQ – HĐNĐ (GVNĐ 06  trước đây ) hưởng lương NSNN nếu thực hiện đủ ngày công đều được trả lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi, đóng bảo hiểm  hàng tháng đúng ngạch bậc, chức vụ theo đúng quy định của nhà nước.
- Tất cả các chế độ lượng, PC lương và các khoản đóng góp của GV HĐLĐ này thực hiện theo Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 14/07/2022 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Nghệ an.
*  Nguồn kinh phí để chi: 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí được  để lại đơn vị chi hoạt động.      
Điều 11: Phụ cấp
1. Phụ cấp thêm giờ ( TM 6105 ):
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 hướng dẫn thực hiện trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập, thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015- Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội (TM 6105) như sau: 
         + Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm thêm giờ vào những ngày thứ 7; chủ nhật được tính thêm 150% - 200% lương; ngày lễ, tết: 300 % theo hệ số lương hiện hưởng.
+ Chi thêm giờ do công tác kiêm nhiệm căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BGD.ĐT ngày 28/3/2016 về việc quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Hồ sơ thanh toán giấy báo làm thêm giờ mẫu số C08-HD, quyết định phân công người làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ mẫu số C10-HD). 
+ Lưu ý: Chi tiền làm thêm giờ: Tùy theo điều kiện kinh phí của trường và tính chất công việc , có thể xem xét mức độ tăng giờ của CBGVCNV để chi trả tối đa theo quy định hiện hành. (Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015- Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
* Nguồn kinh phí để chi: Bao gồm Nguồn NSNN cấp và nguồn thu học phí của đơn vị để chi trả.
2. Phụ cấp dạy TDTT, GDQP: Theo Quyết định 51/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012, Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, ... Tại nhà trường không áp dụng thanh toán cho tiều mục này.
Điều 12. Các khoản đóng góp ( Mục 6300 ):
Thực hiện theo quy định, chi nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho CB- GV-CNV theo đúng qui định . (TM 6301, 6302, 6303, 6304)
Thực hiên việc chi nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất vnghiệp vào các ngày bắt đầu từ 01 đến ngày 20 hàng tháng. Đi kèm với lương CBGVCNV hàng tháng.
* Nguồn kinh phí để chi: Bao gồm Nguồn NSNN cấp và nguồn thu học phí của đơn vị để chi trả.
Điều 13. Chi thanh toán học bổng và hỗ trợ khác cho HS, SV và đào tạo Bồi dưỡng cán bộ, viên chức ( Mục 6150 ):
Căn cứ Nghị Định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính Phủ về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí  đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022;
Căn cứ thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT – BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị Định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính Phủ về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí  đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022;
Căn cứ Nghị Định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính Phủ về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí  đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào;
*Hỗ trợ chi phí học tập ( TM 6157):
+ Hộ nghèo: hỗ trợ 150.000 đ/trẻ/tháng. Theo số tháng thực học
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Giấy chứng nhận hộ nghèo (Tất cả photo công chứng, đưa bản gốc đến để kế toán đối chiếu rồi trả lại phụ huynh), đơn xin hỗ trợ chi phí học tập, danh sách trẻ nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập hộ nghèo ( có ký nhận của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ), phiếu thu số C40-BB, phiếu chi số C41-BB.
- Căn cứ thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán, công chức, viên chức.
* Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức ( TM 6199 ):
Công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính V/v hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác Đào tạo, bồi dưỡng CB và CC, VC. Mức hỗ trợ không quá quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính,
 - Đối tượng trong quy hoạch nguồn và cán bộ quản lý của nhà trường hoặc các lớp bồi dưỡng được cấp trên điều động cử đi học: Thực hiện theo các văn bản quy định của nhà nước.
 - Đối tượng giáo viên đi học thạc sĩ, nâng cao trình độ do nhà trường cử đi học được hưởng lương cơ bản, phụ cấp đứng lớp (nếu tham gia giảng dạy tại trường một số tiết) và các loại phụ cấp theo lương khác nếu có.
- Đối tượng tự nguyện đi học: cá nhân phải tự túc hoàn toàn kinh phí và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Học tập trung ngắn hạn dưới 3 tháng được nhận lương và các khoản phụ cấp theo lương. Học tập trung từ 3 tháng trở lên không tham gia công tác ở trường được hưởng lương cơ bản không hưởng phụ cấp ưu đãi và các loại phụ cấp khác.
- Giáo viên đi học nâng cao trình độ theo công văn điều động của Sở, phòng giáo dục thì được hỗ trợ tiền tàu xe một lượt đi, về. Nhà trường chi hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ trong thời gian đi học tập trung số tiền không quá 250.000đ/ngày.
- Kinh phí đào tạo CBCC ở trong nước được bố trí trong dự toán hàng năm của đơn vị quản lý CBCC và được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
+ Chi phí dịch vụ đào tạo và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo: Theo hóa đơn của cơ sở đào tạo nơi CBCC được cử đi đào tạo hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết;
+ Chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu bắt buộc: căn cứ khả năng ngân sách được giao, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn hợp pháp thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc cho đối tượng được cử đi đào tạo cho phù hợp.
- Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong huyện không quá 100.000đ/ngày với quãng đường trên 15 km
Chứng từ kèm theo lịch học, quyết định cử Cán bộ, giáo viên, công nhân viên đi tập huấn, bồi dưỡng, học tập, danh sách nhận tiền của cá nhân được đi học (TM 6199).
* Nguồn kinh phí để chi: Bao gồm Nguồn NSNN cấp và nguồn thu học phí của đơn vị để chi trả.
III. CÔNG TÁC PHÍ TRONG NƯỚC ( MỤC 6700 ):
Điều 14: Nguyên tắc chung:
Căn cứ Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định một số mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nghị quyết này quy định một số mức chi công tác phí, chi hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ (sau đây gọi là cơ quan, đơn vị) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
Điều 15: Nội dung cụ thể
1, Các khoản được thanh toán:
+ Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
+ Tiền khoán thuê phòng trọ
 + Phụ cấp lưu trú
 + Tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác
 + Khoán công tác phí theo tháng
+ Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
+ Được Hiệu trưởng cử đi công tác (có quyết định bằng văn bản)  
+ Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính (trừ các trường hợp được phép thanh toán theo phương thức khoán).
+ Còn đủ nguồn kinh phí của đơn vị để thanh toán.
            *. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
+ Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức; 
+ Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đó được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;
+ Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
+ Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 
+ Đơn vị không còn nguồn kinh phí thanh toán.
*. Thủ trưởng phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan được cấp có thẩm quyền giao. 
2. Định mức và điều kiện thanh toán:
2.1. Định mức chi cụ thể
a. Công tác trong tỉnh
             - Cán bộ, giáo viên, nhân viên được nhà trường cử đi công tác trong tỉnh từ 10 km trở lên được thanh toán chế độ công tác phí bao gồm :
 - Thanh toán tiền phương tiện, phụ cấp lưu trú; Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác mức khoán không quá: 150.000đ/ ngày.
- Trong trường hợp đi công tác lẻ, mức khoán trên không đủ thuê phòng thì thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) nhưng không quá 200.000đồng/ ngày.
b. Công tác ngoài tỉnh
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được nhà trường cử đi công tác ngoài tỉnh từ 15 km trở lên được thanh toán chế độ công tác phí bao gồm :
 - Thanh toán tiền phương tiện, phụ cấp lưu trú; Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác mức khoán không quá: 200.000đ/ ngày.
- Trong trường hợp đi công tác lẻ, mức khoán trên không đủ thuê phòng thì thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) nhưng không quá 450.000đồng/ ngày.
 c. Khoán công tác phí ( TM 6704 ):
Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng: 
Đối với cán bộ  phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng. Mức chi khoán công tác phí (trong huyện) hàng tháng áp dụng cho các trường hợp thường xuyên phải đi công tác lưu động bằng phương tiện cá nhân: Áp dụng đối với Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Kế toán, Thủ quỹ, Y tế ( Mức khoán theo TT 40 cụ thể tại trường mầm non Diễn Thành quy định khoán CTP như sau : 
- Kế toán:    500.000 đồng/tháng.
-  Văn thư, văn phòng :    300.000 đồng/tháng. 
- Tuy nhiên khi  có nhiệm vụ đột xuất theo lệnh điều động và được thanh toán theo quy định hiện hành.
Hồ sơ thanh toán gồm danh sách nhận tiền khoán công tác phí hàng tháng có ký tên nhận tiền của từng cá nhân thuộc đối tượng được khoán công tác phí, thanh toán bắt đầu hàng tháng hoặc theo quý.
d. Khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
Đối với cán bộ, công chức, viên chức không nằm trong các đối tượng khoán ở mục 2 nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện : 50.000đ/ người/ ngày(tương đương 0,2 lít xăng/1km).
* Nguồn kinh phí để chi: 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí được  để lại đơn vị chi hoạt động.      
2.2, Chứng từ thanh toán
- Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm: Quyết định cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá đơn hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).
- Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đó bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đó được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền thanh toán đó cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.
IV. TRANG BỊ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN       ( MỤC 6600 ):
Điều 16: Nguyên tắc chung
- Phải sử dụng cho mục đích chung
- Đáp ứng nhu cầu công việc, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Điều 17: Nội dung cụ thể:
*  Điện thoại cố định tại trường:
- Trường không sử dụng điện thoại cố định
*  Điện thoại di động: 
- Các cá nhân tự túc.
*  Cước phí intenet: 
- Nhà trường được sử dụng gói internet vettel, khuyến mại cho ngành giáo dục. Và sử dụng gói internet VNPT mất phí hàng tháng.
* Thanh toán cước phí máy fax và bưu chính:
- Các tài liệu, văn bản gửi qua bưu điện theo yêu cầu của cơ quan thì chuyển đến bộ phận văn thư để chuyển đi, văn thư ghi vào sổ các loại văn bản gửi đi theo thứ tự thời gian, nội dung, số lượng, nơi nhận, loại bưu chính để làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh toán. 
Chứng từ thanh toán: 
- Căn cứ biên lai thu tiền của từng dịch vụ bưu chính có ghi đầy đủ các nội dung gửi cho ngành bưu chính phát hành để thanh toán tiền cước phí bưu chính, hoá đơn hợp lệ.
* Sách, báo, tạp chí phục vụ chuyên môn:
- Việc cung cấp sách, báo, tạp chí, ấn phẩm được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Sách, báo, tạp chí, ấn phẩm các loại cung cấp phải phục vụ trực tiếp cho các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả;
+ Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo dõi thông tin của ngành.
+ Không thực hiện cung cấp các sách, báo, tạp chí, ấn phẩm ngoài chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; CBCCVC và người lao động thực hiện khai thác các báo điện tử phục vụ công việc, nghiên cứu và tra cứu thông tin.
- Nhà trường đặt mua các loại báo, tạp chí để dùng chung bao gồm: 
Tên báo, tạp chí SL Đơn vị, cá nhân sử dụng
Báo Nghệ An hàng ngày Theo quý Toàn bộ CBGVNV
Báo Nghệ An cuối tuần Theo quý Toàn bộ CBGVNV
     
- Các bộ phận chuyên môn có nhu cầu mua các tạp chí phục vụ công tác chuyên môn lập kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt và chuyển Kế toán làm thủ tục thanh toán theo quy định hiện hành.
* Chi phục vụ tuyên truyền khác: Theo thực tế trên cơ sở hợp đồng, hoặc hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ của đơn vị cung ứng dịch vụ.
* Nguồn chi cho chế độ thông tin liên lạc bao gồm: 
    - Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp thực hiện tự chủ tài chính và nguồn
 thu học phí được để lại đơn vị  hoạt động để chi trả.   
V. QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG, NƯỚC SINH HOẠT (MỤC 6500 ):
Điều 18: Nguyên tắc chung
- Phải sử dụng cho mục đích chung
- Đáp ứng nhu cầu công việc, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Điều 19: Nội dung cụ thể
1. Thanh toán tiền điện: 
- Thanh toán theo hóa đơn của Công ty điện lực.
- Tất cả CBGVCNV phải tắt c¸c thiÕt bÞ ®iÖn khi rêi khái phßng häc, phßng lµm viÖc, khãa vßi n­íc khi kh«ng dïng n÷a, thu gom giÊy lo¹i, r¸c th¶i vÖ sinh vµo ®óng n¬i qui ®Þnh. 
- Các cá nhân hoặc bộ phận nào thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng điện sẽ bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại ( nếu có ).
- Chi nhiên liệu vận hành máy phát điện trong trường hợp mất điện: Theo thực tế sử dụng trên cơ sở số lượng nhiên liệu tiêu hao và chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
+ Chứng từ thanh toán: 
- Hóa đơn thu tiền điện của cơ quan quản lý điện.
2, Thanh toán tiền nước:
- Nước uống cho cán bộ viên chức trong đơn vị khi đến làm việc được thanh toán thực tế trên hóa đơn nhưng không vượt quá 500.000 đồng/tháng (cả cơ quan).
- Chứng từ thanh toán: Hóa đơn mua trà, nước.. theo đúng quy định.
- Tiền nước uống của trẻ theo thỏa thuận với phụ huynh.
- Tiền nước sinh hoạt sử dụng hệ thống các máy bơm của nhà trường lên các bồn chứa nước....
* Nguồn chi: 
- Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp thực hiện tự chủ tài chính và nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động để chi trả và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị.   
VI. CHI PHÍ SỬ DỤNG VĂN PHÒNG PHẨM ( MỤC 6550 ):
Điều 20: Nguyên tắc chung
- Phải sử dụng cho mục đích chung
- Đáp ứng nhu cầu công việc, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Điều 21: Nội dung cụ thể
1, Khoán văn phòng phẩm đối với giáo viên:
- Thực hiện chế độ phát văn phòng phẩm cho giáo viên như: sổ A4 các loại phục vụ hội họp và công tác chuyên.
( Tùy điều kiện thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm học, hiệu trưởng quyết định điều chỉnh mức chi cho phù hợp ).
Chứng từ thanh toán: 
- Hóa đơn chứng từ mua đồ dùng VVP.
- Danh sách giáo viên ký nhận VVP....
2,  Đối với BGH và hành chính: Theo thực tế phát sinh tại đơn vị
Văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động công việc chung của nhà trường, hàng năm phải có dự toán phê duyệt mua sắm, người sử dụng phải ký nhận, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
 - In ấn, pôtô tài liệu: CB, GV, NV khi đi in hoặc phô tô phải có ý kiến đồng ý của Hiệu trưởng, Kế toán sẽ và chỉ thanh toán khi có phiếu quy định.
- Chỉ được sử dụng máy vi tính, máy in tại nhà trường cho các loại văn bản sử dụng chung cho nhà trường, không dùng máy vi tính và máy in cho các công
 việc của giáo viên như soạn bài, in giáo án.....
Chứng từ thanh toán:
- Hóa đơn chứng từ đúng theo quy định. 
3,  Nguồn chi cho chế độ văn phòng phẩm bao gồm: 
- Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp thực hiện tự chủ tài chính và nguồn thu học phí được để lại đơn vị hoạt động để chi trả.  
VII. THANH TOÁN CHI PHÍ NGHIỆP VỤ THƯỜNG XUYÊN
Điều 22: Thuê mướn lao động ( Mục 6750 ):
1, Thanh toán chi phí thuê mướn đối với giáo viên hợp đồng trường thiếu so với quy định và tiền công bảo vệ 
- Tiền công bảo vệ: 4.000.000đ/tháng .
- Giáo viên hợp đồng trường ( Hợp đồng trường do thiếu giáo viên so với quy định, hợp đồng trường giáo viên thay thế giáo viên nghỉ sinh ): 4.000.000 đ/tháng. Tùy nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ đối với giáo viên hợp đồng trường thiếu so với quy định và nguồn kinh phí tự có của nhà trường để hiệu trưởng quyết định mức lương hợp đồng theo thỏa thuận.
2, Chi phí thuê mướn để sửa chữa nhỏ phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng như sửa chữa điện, cấp thoát nước, bàn ghế, bảo trì và sửa chữa máy tính, máy in, sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên TSCĐ, phòng học căn cứ vào tình hình thực tế và giá ngày công thực tế để thanh toán.
3,  Nguồn kinh phí để chi: 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí được  để lại đơn vị chi hoạt động.      
Điều 23: Tiền thưởng cho CBGV, HS ( Mục 6200 ):
- Thực hiện theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Nghị quyết số 11/2018/NQ – HĐND ngày 12/12/2018 của Hội dồng nhân dân Tỉnh về chính sách khen thưởng đối với tập thể, các nhân đạt thành tích cao  trong các kỳ thi quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn Tỉnh Nghệ an;
- Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
1. Mức tiền thưởng theo từng hình thức khen thưởng: Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến,...
a) Chi tiền công nhận danh hiệu thi đua (Huyện thưởng):
* Đối với cá nhân:
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
* Đối với tập thể:
- Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
+ Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì chỉ được nhận mức tiền thưởng cao nhất.
+ Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua được tặng thưởng.
+ Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.
  • Chứng từ thanh toán:
+ Danh sách giáo viên nhận tiền khen thưởng,
+ Quyết định khen thưởng.
2.  Căn cứ vào kết quả xếp loại trên cơ sở xét thi đua cuối năm học để nhà trường chi hỗ trợ khen thưởng cụ thể như sau:
- Chi khen thưởng cho tập thể:
+ Tổ lao động xuất sắc:            400.000đ/ tổ.
+ Tổ lao động tiên tiến:               200.000đ/tổ.
+ Lớp xuất sắc:                       300.000đ/ lớp.
+ Lớp tiên tiến:                       200.000đ/ lớp.
3. Mức thưởng đối với học sinh:
+ Thưởng trẻ cuối năm học đạt “Bé chăm ngoan”: tối đa 50.000đ/trẻ/năm bao gồm giấy khen và hiện vật.
4. Mức thưởng đối với các hội thi, cuộc thi....
+ Thực hiện  theo quy định tại điều 73 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
+ Khen thưởng cá nhân và tập thể trong thực hiện các phong trào, các đợt thi đua, các chuyên đề, các hội thi cấp trường do Hiệu trưởng Quyết định nhưng mức thưởng cao nhất không vượt quá Giải nhất: 300.000 đ, giải nhì: 200.000 đ; Giải ba: 150.000 đ.
 + Chi hỗ trợ  cho các cháu tham gia  hội thi của trẻ cấp cụm, cấp huyện do ngành tổ chức ( nếu có ): 150.000đ/cháu/hội thi.
Lưu ý: Mỗi cá nhân hoặc tập thể nếu cùng đạt nhiều danh hiệu thì chỉ được nhận thưởng 01 danh hiệu cao nhất. 
* Nguồn kinh phí để chi: Bao gồm Nguồn NSNN cấp và nguồn thu học phí của đơn vị để chi trả.
Điều 24: Chi thanh toán tiếp khách, hội nghị, tổng kết, hỗ trợ (M 7750 ).
1. Nội dung:
- Chi phí tiếp khách
- Chi cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục đào tạo theo chế độ.
- Chi khác như: Hỗ trợ hoạt động đoàn thể, các ngày hội nghị, sơ kết, tổng kết….
2. Định mức
a. Tiếp khách ( TM 7761 ): Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức Hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước; Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐNDngày 12/07/2019 của hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định mức chi tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị quốc tế và tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Khi có khách đến công tác tại trường, căn cứ nội dung, đối tượng, các bộ phận có liên quan lập giấy đề nghị tiếp khách (theo mẫu) đề xuất Hiệu trưởng phê duyệt, chuyển Văn phòng để bố trí tiếp khách.
- Việc tiếp khách cần phân công cụ thể đại diện lãnh đạo Trường và các Tổ/nhóm liên quan để có hình thức tiếp hợp lý, vừa đảm bảo mối quan hệ công tác, vừa tiết kiệm kinh phí. Nếu tiếp quá định mức được phê duyệt thì người trực tiếp cuộc tiếp khách đó chịu trách nhiệm thanh toán phần chênh lệch.
- Khách đến thăm và làm việc bình thường tiền nước uống giải khát không quá 30.000đồng/người/buổi (nửa ngày)
         - Khách đến làm việc ở lại cần phải mời ăn trưa khách theo mức chi tối đa không quá 300.000đồng/suất ( đã bao gồm đồ uống )
- Điều kiện thanh toán: 
 Công văn, giấy giới thiệu làm việc (bản chính nếu có ).
 Giấy đề nghị tiếp khách theo mẫu.
  Hiệu tr­ưởng giao cho văn phòng hoặc các bộ phận liên quan bố trí mời cơm khách đảm bảo lịch sự, tiết kiệm và trong định mức quy định; Thủ tục thanh toán: Sau đợt tiếp cơm khách không quá 5 ngày, cá nhân phụ trách nộp hoá đơn chi tiếp khách và các loại giấy tờ như công văn hoặc giấy giới thiệu, Giấy đề nghị tiếp khách về bộ phận tài vụ để theo dõi và thanh toán.Nếu để quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng và không được thủ trưởng cho phép thì không được thanh toán.
b. Thanh toán tiền cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục đào tạo theo chế độ: (TM 7766).
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGD ĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 30/3/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021;
Nghị Định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính Phủ về việc quy
định cơ chế thu, quản lý học phí  đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào;
+ Số tiền được cấp bù miễn, giảm học phí (Mục 7766): 
c. Hỗ trợ hoạt động đoàn thể, các ngày hội nghị, sơ kết, tổng kết…. (TM 7799)
+ Chi tổ chức hội nghị, tập huấn, các ngày lễ hội. ( TM 7799 )
Nội dung chi: Chi hội nghị cán bộ công chức, viên chức để triển khai nhiệm vụ năm học; chi hội nghị sơ, tổng kết năm học; các ngày hội, lễ trong năm; tập huấn, học chuyên đề, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên.... 
Một số mức chi cụ thể:        
+ Hỗ trợ tiền ăn cho khách mời địa điểm tổ chức tại xã, phường không quá 300.000đ/ngày/ người.
+ Tiền nước uống giữa giờ: 30.000đ/ buổi/người.
+ Thanh toán tiền nước uống, văn phòng phẩm có giá trị trên 200.000 đồng thì phải có hoá đơn tài chính theo quy định (hoá đơn đỏ).
+  Chi tổ chức các ngày lễ hội, hội thi của trẻ:
- Chi kẹo, bánh cho trẻ không quá 10.000 đồng/cháu/ngày hội, lễ.
- Chi nước uống cho đại biểu, CBGVNV: 30.000 đồng/người/ ngày.
- Chi cơ sở vật chất: Thuê loa máy, rạp che: Theo giá cả hiện hành;
- Chi trang trí và đồ dùng phục vụ lễ hội, hội thi: Tùy vào yêu cầu từng lễ hội, hội thi, đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực này phối hợp với kế toán xây dựng kế hoạch, trình Hiệu trưởng xem xét để thực hiện đảm bảo nguyên tắc tiết kiêm, có hiệu quả..
- Sau khi kết thúc Hội thi, lễ hội các cá nhân liên quan lập hồ sơ thanh toán theo quy định hiện hành.
* Nguồn kinh phí để chi : 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị.
Điều 25: Chi công tác chuyên môn ( Mục 7000)
1. Nội dung chi
- Chi mua hàng hóa vật tư
- Chi phí hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành
- Chi hoạt động chuyên môn khác
2. Định mức
2.1, Chi mua hàng hóa, vật tư phục vụ chuyên môn từng ngành:
- Chi mua hàng hóa, vật tư, trang thiết bị đồ dùng dạy học, bán trú, pho to in ấn, tranh, mua sách tài liệu phục vụ CM… (Thanh toán số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ phải có tên của đơn vị bán địa chỉ cụ thể rõ ràng, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, kèm theo bảng đề nghị mua hàng hóa của từng cá nhân, bộ phận cần đề nghị mua, phải được hiệu trưởng phê duyệt). ( TM7001)
- Chi phí nghiệp vụ CM khác …..Thanh toán theo thực tế phát sinh tại đơn vị (TM 7049)
- Chi thực hiện công tác Phổ cập GDMN và chi thực hiện công tác KĐCL mầm non:       
* Chi thực hiện công tác Phổ cập GDMN.
Chi cho công tác điều tra phổ cập, cập nhật dữ liệu: Thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp ngân sách cấp trên và địa phương không thực hiện chi trả thì nhà trường chi trả cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ trên theo chế độ làm thêm giờ quy định tại quy chế này.
*  Chi thực hiện công tác KĐCL trường mầm non.  
Nhà trường chi trả cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ trên theo chế độ làm thêm giờ quy định tại quy chế này.
2.2, Các cuộc thi do cấp trên tổ chức:
- Thực hiện theo quy định hiện hành (Nghị quyết HDND, Quyết định UBND).
2.3, Chi các khoản khác:
- Các khoản chi khác do Hiệu trưởng quyết định, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
* Nguồn kinh phí để chi mục 7000: 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động, nguồn thu vận động tài trợ, và nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị.
Điều 26: Hội đồng thi cấp cơ sở, bồi dưỡng  giáo viên giỏi đi thi cấp cơ sở, cấp tỉnh.
* Hỗ trợ thi cấp huyện:
- Chi hộ trợ giáo viên đi thi GVG cấp huyện : 300.000 đ/người/kỳ thi thực hành.
* Hỗ trợ thi cấp Tỉnh:
- Chi hộ trợ giáo viên đi thi GVG cấp Tỉnh : 200.000 đ/người /kỳ thi lý thuyết; 500.000 đ/người/kỳ thi thực hành.
- CB, GV được cử đưa giáo viên đi thi GVG huyện hỗ trợ: 150.000đ/ngày.
- Hồ sơ thanh toán gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán.
+ Công văn, quyết định của lãnh đạo cử, đưa giáo viên đi thi
+ Danh sách nhận tiền hoặc chuyển khoản
Điều 27: Chi các khoản khác:
1, Chi thanh toán tiền sửa chữa tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng (Mục 6900)
Thanh toán trang thiết bị chuyên dụng (thiết bị phòng cháy, chữa cháy, sách tài liệu và chế độ dùng cho công tác CM). Nhà cửa, thiết bị tin học, tài sản thiết bị VP, đường điện, cấp thoát nước và các tài sản và công trình hạ tầng cơ sở khác......
- Hồ sơ thanh toán gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán.
+ Nếu công việc sửa chữa đơn giản: Hóa đơn tài chính.
+ Nếu công việc sửa chữa mang tính chất bảo hành thì phải có hợp đồng
 sửa chữa, chứng từ thanh toán gồm hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế,
biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, bảng chiết tính.
Khi có nhu cầu sửa chữa các tài sản trên, phải có hóa đơn, hợp đồng và biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
Trường hợp tiền công thợ do thợ sửa chữa người địa phương không có số tài khoản tại ngân hàng, nhà trường phải tạm ứng hoạt động về chi, hồ sơ thanh toán bao gồm giấy đề nghị thanh toán mẫu số 05-TT, phiếu thu mẫu số C40-BB, phiếu chi mẫu số C41-BB, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, biên nhận nhận tiền công thợ, bảng kê hàng hóa không có hóa đơn, kèm theo chứng minh nhân dân.
* Nguồn kinh phí để chi: 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động và nguồn thu vận động tài trợ.      
2, Thanh toán mua sắm TSCĐ dùng cho công tác chuyên môn (Mục 6950):
Căn cứ Nghị định 151/2017/NĐ- CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; 
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016 của của Bộ tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước , đơn vị thuộc lực lương vũ trang nhân dân,đơn vị công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – Nghề nghiệp;tổ chức xã hội , tổ chức xã hội nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định 50/2017/QĐ- TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BGDDT ngày 04/10/2019 của Bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn, tiêu chuẩn, định mức, sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Nghệ An Quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 08/04/2019 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, tài sản cố định đặc thù, tài sản cố định khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT- BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Hồ sơ thanh toán gồm: Bảng báo giá, hợp đồng kinh tế, thanh lý và nghiệm thu, biên bản chỉ định nhà thầu (Đối với tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên), hóa đơn. Đối với tài sản thực hiện mua sắm tập trung phải có chủ trương cho mua sắm của UBND tỉnh Nghệ An.Thanh toán bằng chuyển khoản.
* Nguồn kinh phí để chi: 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi
 hoạt động và nguồn thu vận động tài trợ.  
3, Thanh toán chi mua sắm tài sản vô hình (Mục 7050):
Căn cứ thông tư  23/2023/TT-BTC ngày 25/04/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2023
         Tiểu mục 7053: Mua, bảo trì phần mềm công nghệ thông tin
Tiểu mục 7054: Xây dựng phần mềm công nghệ thông tin
Tiểu mục 7099: Chi khác
Hồ sơ thanh toán gồm: Bảng báo giá (03 bảng), hợp đồng kinh tế, thanh lý và nghiệm thu, biên bản chỉ định nhà thầu ( Đối với tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên), hóa đơn, thanh toán bằng chuyển khoản.
4, Nguồn kinh phí để chi : 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động.
Điều 28: Các khoản thu theo quy định
1. Học phí
- Mức thu: Căn cứ theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND  tỉnh nghệ An ngày 14/7/2022 Quy định về mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.
Mức thu năm học 2023-2024: 100.000đ/tháng 
- Thời gian thu: 9 tháng/năm học
- Tỷ lệ chi nguồn học phí:
*Trích 40% để chi tiền lương, được giữ lại trên TKTG tại KBNN để chi.
*Trường được sử dụng 60% để chi các khoản sau:
- Chi bổ sung CSVC.
-Chi bổ sung KPSN và hoạt động chuyên môn ( Nội dung chi như phần NSNN ) 
+ Chi tiền khen thưởng: Chi khen thưởng theo quy định như phần NSNN.
+ Chi thanh toán dịch vụ công cộng. 
+ Chi văn phòng phẩm.
+ Chi thông tin liên lạc. 
+ Chi công tác phí.
+ Chi thuê mướn.
+ Chi sửa chữa thường xuyên (Sửa chữa máy vi tính, máu in, sửa chữa đường điện nước,nhà vệ sinh trẻ…. sửa chữa nhỏ cơ sỡ vật chất trong nhà trường….).
+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn.
+ Chi mua sắm TSCĐ dùng cho công tác chuyên môn…. 
+ Chi khác (chi ngày hội, ngày lễ, chi mua đồ dùng đồ chơi dạy học,…); và thanh toán các khoản chi khác  phát sinh tại đơn vị…..TM(7799)
+ Trích lập các quỹ...
VIII. CHI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ CÁC KHOẢN THU THỎA THUẬN (CHỜ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA CẤP TRÊN)
X. CÁC KHOẢN CHI NGOÀI NGÂN SÁCH
1, Chi chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chi tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh thực hiện chi theo quy định hiện hành.
+ Tỷ lệ trích CSSKBĐ bằng 5% tổng số thu quỹ BHYT tính trên tổng số trẻ em  dưới 6 tuổi đang theo học tại cơ sở. Dùng để chi:
- Chi khám sức khỏe trẻ theo định kỳ.
- Chi mua bổ sung sổ sức khỏe trẻ.
- Chi mua sắm, sữa chữa thiết bị y tế phục vụ CSSKBĐ tại trường.
- Chi mua văn phòng phẩm, tủ tài liệu phục vụ việc quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ em dưới 6 tuổi, HSSV.
- Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động tuyên truyền, giảng dạy, giáo dục ngoại khóa về chăm sóc, tư vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản và kế
 hoạch hóa gia đình tại trường.
- Các khoản chi khác để phục vụ công tác CSSKBĐ tại trường.
Thanh toán theo số tiền ghi trên hóa đơn, hợp đồng, thanh lý hợp đồng đối với  họt động khám sức khỏe trẻ theo định kỳ, biện nhận nhận tiền của trạm Y tế. Trường hợp rút tiền mặt sử dụng  phiếu thu C40-BB, phiếu chi C41-BB, bản đề nghị, giấy đề nghị thanh toán….    
XI. TRÍCH LẬP CÁC QUỸ/ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ
Trường Mầm non Diễn Thành thuộc đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 3):
Điều 29: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
    - Mức trích: là đơn vị từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên, mức trích tối thiểu bằng 10% số kinh phí tiết kiệm được trong năm.
- Căn cứ trích: Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi ngân sách năm 2024
- Nội dung chi: 
       Dùng để mua sắm, đầu tư, sửa chữa xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sự nghiệp của nhà trường. Chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác dạy và học, hổ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBGV. Mức chi hổ trợ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện theo quy định và tùy vào số tiền tiết kiệm của đơn vị. Chi hỗ trợ tập huấn cấp Tỉnh: không quá 400.000 đồng/ ngày; cấp huyện: không quá 200.000 đồng/ ngày; cấp trường: không quá 100.000 đồng/ ngày.
* Nguồn kinh phí để chi : 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động .
Điều 30: Quỹ bổ sung thu nhập và chi thu nhập tăng thêm
- Mức trích: Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,3 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị.
Đối tượng thuộc diện xét :
   Là cán bộ, công nhân viên, giáo viên đang công tác tại trường ( Hợp đồng làm việc hưởng lương ngân sách nhà nước )
Đối tượng không thuộc diện xét :
+ Vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, vi phạm pháp luật công chức bị hội đồng kỷ luật xét từ khiển trách trở lên
+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp đồng có thời gian công tác chưa đủ 12 tháng tính từ ngày hợp đồng
 Phương án chi trả:
Việc trả thu nhập tiền lương tăng thêm phải đảm bảo nguyên tắc gắn với số lượng chất lượng, hiệu quả công tác và mức độ đóng góp của cán bộ, công chức và người lao động. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công và kết quả công tác trong năm, bộ phận Tài vụ phối hợp Ban chấp hành Công đoàn cơ quan xem xét, trình Lãnh đạo mức chi thu nhập tăng thêm cho từng cá nhân.
       + Mức chi trả thu nhập tăng thêm theo loại viên chức: Trên cơ sở kết quả bình xét thi đua hàng năm đã được công nhận làm cơ sở phân loại cán bộ, công chức:
 Loại A: gồm cán bộ, công chức đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở hoặc Giấy khen cấp huyện trở lên
 Loại B: gồm cán bộ, công chức đạt Giáo viên dạy giỏi các cấp, có nhiều thành tích nổi bật trong năm học nhưng không được cấp trên khen do hết chỉ tiêu thi đua và đạt danh hiệu lao động tiên tiến
 Loại C: gồm cán bộ, công chức giáo viên đạt lao động tiên tiến, không có thành tích nổi bật);
 Loại D: gồm cán bộ, công chức còn lại
       Mức chi trả như sau :
       Loại A: không quá   500.000đ
       Loại B:  không quá  400.000đ
       Loại C: không quá   300.000đ
       Loại D: không quá   200.000đ.
  - Mức chi trả bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên làm công tác kiêm nhiệm công tác chuyên môn ( theo Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục & Đào tạo) kiêm nhiệm các chức danh đoàn thể ( theo Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT, ngày 28  tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) được giảm trừ giờ dạy theo quy định nhưng chưa được bố trí trừ giờ: 
       Mức chi trả ( hỗ trợ): từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/ giờ 
        Thời gian chi trả: 35 tuần/ năm học
       Thu nhập tăng thêm chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức và lao động hợp đồng hưởng lương ngân sách Nhà nước. Không áp dụng với hợp đồng ngoài biên chế, thuê khoán.
* Nguồn kinh phí để chi : 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động .
Điều 31: Quỹ khen thưởng và phúc lợi
       - Mức trích tổng 2 quỹ (đơn vị tự đảm bảo thường xuyên 10-30%) tối đa không quá 1,5 tháng tiền công, tiền lương thực hiện trong năm. 
       - Căn cứ điều kiện thực tế, nhà trường quyết định bằng văn bản tỷ lệ phân phối các quỹ tại thời điểm trích lập. 
       - Nội dung chi: 
a. Quỹ khen thưởng: Sử dụng để chi cho các nhiệm vụ khen thưởng thường xuyên, đột xuất cho các cá nhân, tổ chức có thành tích cao đối với đơn vị trong năm học. Cụ thể: 
* Mức Thưởng cho cá nhân:  
       +CBGVNV đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở: không quá 300.000 đ/người.
       +Thưởng cá nhân đạt thành tích xuất sắc cuối năm ( suy tôn): không quá 500.000 đ/người.
Mức Thưởng cho các danh hiệu tập thể:
- Tổ lao động xuất sắc không quá 400.000đ/ tổ, tổ lao động tiên tiến không quá 200.000đ/ tổ.
- Lớp XS: không quá 300.000đ/lớp; Lớp tiên tiến: không quá 200.000đ/lớp;
       Mỗi cá nhân hoặc tập thể nếu cùng đạt nhiều danh hiệu thì chỉ được nhận thưởng 01 mức thưởng cao nhất. 
   * Mức chi thưởng trong các hội thi:
       + Thi Giáo viên giỏi trường:  Thưởng cho giáo viên đạt thành tích cao theo điều lệ Hội thi. Mức thưởng giải cao nhất: Không quá 500.000 đồng/ người. 
       + Thi tạo môi trường:
       Thưởng cho giáo viên đạt thành tích cao theo điều lệ Hội thi. Mức thưởng giải cao nhất: Không quá 400.000 đồng/ người; giải nhì không quá 300.000 đ; giải ba không quá 200.000 đồng. 
       + Thi an toàn giao thông: 
       Thưởng cho học sinh đạt thành tích cao theo điều lệ Hội thi. Mức thưởng giải cao nhất: Không quá 200.000 đồng/ người; giải nhì không quá 150.000 đ; giải ba không quá 100.000 đồng. 
* Thưởng cho học sinh có thành tích cao cuối năm học:
       + Bé chăm ngoan học giỏi: không quá 50.000 đ/học sinh. (Bằng hiện vật: giấy khen, khăn, bút, vở, kẹo bánh).
b. Quỹ phúc lợi: Nguồn kinh phí chi phúc lợi từ nguồn tiết kiệm chi hành chính, các khoản thu phí, lệ phí tiết kiệm được sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Nội dung và định mức chi phúc lợi như sau:
       1.Chi quà tết Nguyên đán, ngày 20/11, ngày 08/03 cho cán bộ, giáo viên người lao động không quá: 500.000 đồng/người/ đợt.
       2. Chi quà lưu niệm giáo viên nghỉ hưu không quá 1.000.000đ/người, giáo viên chuyển trường không quá 500.000đ/ người, giáo viên biệt phái đến 200.000 đ/người.
       3. Chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ:
       - Đối với bản thân CBGVNV, Cha, Mẹ (Vợ hoặc Chồng), Vợ, Chồng, Con của cán bộ, viên chức trong cơ quan trong trường hợp không may qua đời, cơ quan tổ chức đi thăm viếng gồm: trướng hoặc vòng hoa với tổng số tiền tối đa không quá 500.000 đồng/người.
       4. Chè nước phục vụ chung cho CBGV tại văn phòng 300.000đ/ tháng
       6. Chi thăm và chúc mừng ngày kỷ niệm thành lập các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội một lẵng hoa tối đa không quá: 500.000 đồng tiền mặt. Các trường hợp khác do Thủ trưởng cơ quan quyết định.
       7. Hỗ trợ cho CBGV tham gia hiến máu nhân đạo 150.000đ/lượt/người
       8. Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức các ngày lễ và hỗ trợ kinh phí tổ chức cả năm không quá 5.000.000 đồng.
       9. Hỗ trợ kinh phí may đồng phục: không quá 500.000 đồng/ năm.
        * Nguồn kinh phí để chi : 
Bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí được để lại đơn vị chi hoạt động .
Các nội dung và định mức thực hiện sẽ do hiệu trưởng quyết định. Ngoài các quy định trên, nếu cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế thì phải có ý kiến đồng ý của Hiệu trưởng
Quản lý các quỹ trích lập từ nguồn kinh phí tiết kiệm
- Các quỹ đã trích lập cuối năm 2023 sẽ chuyển sang khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước huyện Diễn Châu để quản lý và sử dụng .
- Cuối năm 2023, sau khi trích lập các quỹ đơn vị thực hiện chuyển toàn bộ các quỹ vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước huyện Diễn Châu để quản lý và sử dụng. Số tài khoản: 3713.0.1005064.00000
         - Đơn vị chấp hành việc sử dụng các quỹ theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và quy định của Nhà nước
XII. QUY ĐỊNH VỀ THANH QUYẾT TOÁN
Điều 32: Quy định về hồ sơ, thời gian thực hiện tất cả thanh quyết toán tại Trường Mầm non Diễn Thành.
Điều 33: Ngoài các định mức trên, nếu phát sinh các nội dung chi đơn vị thực hiện theo các văn bản hướng dẫn và thủ trưởng đơn vị quyết định nội dung chi và mức chi cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 34: Trách nhiệm và tổ chức thực hiện.
1. Quy chế này được áp dụng tại Trường Mầm non Diễn Thành năm 2024.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo nội dung Quy chế này.
3. Tổ tài vụ: Có trách nhiệm thực hiện công việc thu, chi và thanh quyết toán tài chính theo nội dung của QCCTNB,  ban hành biểu mẫu, công khai theo quy định.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có sự thay đổi, trình HT và công đoàn thảo luận thực hiện.
Trên đây là bản Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Mầm non Diễn Thành đã được xây dựng trên cơ sở thảo luận rộng rãi, dân chủ công khai trong toàn trường, công đoàn và đoàn thanh niên.
 
       HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                                                                            Trương Thị Thu


Tải văn bản tại link: /uploads/news/2024_10/quy-che-ctnb-nam-20242025.doc

Nguồn tin: mamnondienthanh.dienchau.edu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây